Tư vấn Luật đất đai nhà ở
I. Pháp luật Đất đai và pháp luật có liên quan
Luật đất đai là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Bao gồm, quan hệ về đất đai giữa nhà nước và người sử dụng đất như giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, giải quyết các tranh chấp về đất đai và quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.
Văn bản pháp luật liên quan pháp luật đất đai:
– Bô luật Dân sự: Là luật chung điều chỉnh quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau. Áp dụng trong trường hợp Luật Đất đai không có quy định điều chỉnh;
– Luật Nhà ở: Quy định về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Luật này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
II. Một số nội dung chú ý về Luật Đất đai và Luật Nhà ở
Tùy theo từng quan hệ, chủ thể và đối tượng trong quan hệ giữa các bên tham gia, Quý khách cần xác định thuộc phạm vi Pháp luật nào điều chỉnh để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình và giải quyết phù hợp với quy định pháp luật.
1. Một số nội dung cần chú ý về Luật Đất đai
– Quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai cho người dân;
– Thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm. Cho phép hộ gia đình, cá nhân tích tụ với diện tích lớn hơn (không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp).
– Quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất.
– Thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài;
– Quy định trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của nhiều người thì cấp mỗi người một giấy chứng nhận, hoặc cấp chung một sổ đỏ và trao cho người đại diện;
– Quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng;
– Quy định giá đất bồi thường không áp dụng theo bảng giá đất mà áp dụng giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
– Quy định về việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin đất đai của mọi người dân.
2. Một số chú ý về Luật Nhà ở
Luật Nhà ở 2014 chỉ điều chỉnh việc sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng; giao dịch; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam. Đối với giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
Quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu:
– Đối với trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư;
– Trường hợp mua bán nhà ở không phải giữa chủ đầu tư với người mua và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở nếu các bên không có thỏa thuận khác;
– Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở;
– Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ khi mở thừa kế theo pháp luật về thừa kế.
Mở rộng đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam:
– Bổ sung đối tượng được sở hữu nhà ở là hộ gia đình;
– Mở rộng điều kiện được sở hữu nhà ở đối với cá nhân là người việt nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoàI.
III. Luật sư tư vấn về pháp luật đất đai và nhà ở
1. Luật sư tư vấn
– Tư vấn thủ tục hành chính liên quan đất đai, nhà ở;
– Tư vấn liên quan đến tính hợp pháp của hồ sơ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;
– Tư vấn luật nhà đất (đất đai – nhà ở) có yếu tố nước ngoài
– Tư vấn liên quan soạn thảo, đàm phán các loại hợp đồng;
– Tư vấn liên quan đến thừa kế đất đai nhà ở;
– Tư vấn pháp luật về đòi quyền sử dụng đất cho trông coi, qsh nhà cho ở nhờ;
– Tư vấn pháp luật về khiếu kiện về bồi thường và nghĩa vụ tài chính liên quan đế nhà đất (đất đai – nhà ở).
2. Luật sư bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp nhà đất
– Giải quyết Tranh chấp đất đai về sở hữu, sử dụng hợp pháp đất đai, nhà ở;
– Giải quyết Tranh chấp đất đai về Hợp đồng chuyển nhựợng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp;
– Giải quyết Tranh chấp thừa kế đất đai;
– Giải quyết Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắng liền với đất về đầu tư, thương mại;
– Giải quyết Tranh chấp đất đai về mốc giới, ranh đất đai – nhà ở;
– Giải quyết Tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất;
– Giải quyết Tranh chấp đất đai về việc hợp tác kinh doanh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất;
– Luật sư tư vấn pháp lý và tham gia tranh tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng tại Tòa án.
IV. Liên hệ luật sư tư vấn
Để cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn đất đai tốt hơn cho quý khách cũng như tăng sự chuyên sâu từng lĩnh vực luật, đội ngũ Luật sư Công ty Luật Tri Ân thường xuyên trao đổi chuyên môn và có các Luật sư chuyên xử lý mảng pháp lý, tranh tụng đối với lĩnh vực bất động sản. Đây là lĩnh vực mà chúng tôi tự hào về đội ngũ Luật sư có kiến thức chuyên sâu và nhiều kinh nghiệm thực tiễn xử lý xuyên suốt thời gian thành lập đến nay. Công ty Luật Tri Ân cam kết sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho Quý khách. Đồng thời, chúng tôi thực hiện các thủ tục pháp lý cũng như bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho Quý khách.