tranhtung@luattrian.com
0902 576 586 - 0915 259 789

Tư Vấn Luật Dân Sự

Luật Dân Sự

Tư vấn Luật Dân Sự

I. Luật Dân sự

Luật Dân sự là một trong những ngành luật chung điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự là các quan hệ về tài sản, nhân thân trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động. Bộ luật Dân sự là Bộ luật điều chỉnh chung về các quan hệ tài sản và nhân thân. Ngoài Bộ luật Dân sự còn có những ngành luật chuyên ngành khác như Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Thương mại, Luật Đất đai,… sẽ điều chỉnh cụ thể đối với từng quan hệ xã hội về tài sản và nhân thân.

II. Một số nội dung chú ý liên quan đến Bộ luật Dân sự 2015

Án lệ, lẽ công bằng

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.

Như vậy, án lệ đã trở thành nguốn chính thức của pháp luật dân sự. Án lệ và lẽ công bằng được vận dung khi pháp luật không có quy định.

Chủ thế trong quan hệ dân sự

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, thì chủ thể của quan hệ dân sự chỉ gồm cá nhân và pháp nhân. Như vậy,  BLDS 2015 không coi hộ gia đình và tổ hợp tác là chủ thế trong quan hệ dân sự như BLDS 2005. Tuy nhiên, sự hiện diện của hộ gia đình và tổ hợp tác trong quan hệ dân sự vẫn còn nhưng hộ gia đình và tổ hợp tác không tham gia với tư cách chủ thế mà các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Đối với quy định về tài sản

Bộ luật dân sự 2015 quy định rõ hơn về tài sản hình thành trong tương lai. Theo đó tài sản hình thành trong tương lai bao gồm tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch

Mở rộng phạm vi đối tượng quyền tài sản. BLDS 2015 quy định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Việc mở rộng phạm vi đối tượng quyền được coi là tài sản mặc dù không có khả năng chuyển giao trong giao dịch dân sự còn tạo tiền đề để việc ghi nhận một số loại đối tượng có giá trị trong thực tiễn nhưng chưa được pháp luật thừa nhận bởi hạn chế trong việc chuyển giao của nó như quyền đối với tài sản ảo trên internet.

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Điều 117 BLDS 2015 quy định:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy,  so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã quy định thêm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của chủ thể tham gia giao dịch phải phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.

Ngoài ra về loại hình thức của giao dịch, BLDS 2015 xem giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch dân sự bằng văn bản.

Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch của người yếu thế: Điều 125 BLDS quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.  So với Bộ luật dân sự 2005, BLDS 2015 đã bổ sung thêm đối tượng là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn: BLDS 2015 thay đổi theo hướng trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trừ trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được;

Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ các trường hợp:

Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Các trường hợp vô hiệu khác.

Cho phép cá nhân được quyền chuyển đổi giới tính và xác định lại giới tính

Quyền chuyển đổi giới tính đã được quy định tại Bộ luật dân sự 2015, tuy nhiên việc thực thi quy định này còn bị hạn chế bởi vẫn chưa có luật quy định cụ thể về vấn đề này.

Việc xác định lại giới tính được thực hiện trong trường hợp giới tính của một người bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.

Quy định rõ về quyền hưởng dụng

là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định

Về lãi suất vay

Bộ luật dân sự 2015 cho phép các bên được quyền thỏa thuận về lãi suất. Tuy nhiên lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Nếu các bên có thỏa thuận trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn được quy định theo quy định trên.

Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án: chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được thực hiện trong trường hợp việc chấm dứt sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi

III. Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật về Dân sự

Tư vấn pháp luật về thừa kế

– Tư vấn thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật

– Tư vấn về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế;

– Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát các văn bản liên quan đến thừa kế như: tư vấn soạn thảo di chúc, tư vấn lập văn bản khai nhận di sản thừa kế, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và các văn bản khác;

– Tư vấn, hỗ trợ pháp lý các vấn đề thừa kế khác có liên quan

Tư vấn pháp lý trong lĩnh vực đất đai

– Tư vấn quy định pháp luật đất đai về hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất và tư vấn chuẩn bị hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất;

– Tư vấn quy định pháp luật đất đai về trình tự và thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Tư vấn Hợp đồng chuyển nhượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, Hợp đồng mua bán nhà ở…

Tư vấn pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình

– Tư vấn pháp luật về trình tự thủ tục kết hôn, ly hôn (ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương)

– Tư vấn về chế độ tài sản riêng, tài sản chung của vợ chồng và chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, chia tài sản khi ly hôn, chia tài sản sau khi ly hôn;

– Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.

Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch dân sự

– Tư vấn về các loại giao dịch, hợp đồng dân sự bao gồm cả soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến các giao dịch dân sự; hợp đồng: hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho, hợp đồng vay mượn tài sản, hợp đồng thuê, thuê khoán tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng gia công, hợp đồng bảo hiểm; hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền và các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ủy quyền;

– Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, soạn thảo và rà soát lại các văn bản liên quan đến nghĩa vụ dân sự như: Giao dịch về cầm cố, thế chấp, đặt cọc, bảo lãnh…;

Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Hiện nay những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khá đa dạng và phát sinh nhiều vấn đề tranh chấp.Khi giao dịch dân sự với người nước ngoài cần lưu ý đến các vấn đề về tài sản giao dịch, phương thức thanh toán, và các hậu quả pháp lý phát sinh đối với các giao dịch.

IV. Dịch vụ Tố tụng dân sự tại Tòa án

Dịch vụ liên quan đến Tố tụng dân sự bao gồm tư vấn hướng giải quyết cũng như các trình tự, thủ tục khởi kiện tại Toà án hoặc Trọng, giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) tại Toà án và Trọng tài.

Lĩnh vực tư vấn pháp luật dân sự là một trong những lĩnh vực mà chúng tôi tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên sâu. Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật Tri Ân có kiến thức chuyên môn chuyên sâu cùng bề dày kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như đại diện tham gia tố tụng tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách hàng.

Leave a Reply