tranhtung@luattrian.com
0902 576 586 - 0915 259 789

Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình

Pháp luật về Hôn nhân và gia đình

Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình

I. Pháp luật hôn nhân và gia đình

Pháp luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và giữa những người thân thích ruột thịt khác.

II. Một số điểm chú ý về pháp luật hôn nhân và gia đình

Áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình: Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 quy định cụ thể việc áp dụng tập quán trong hôn nhân gia đình so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, theo đó, Điều 7 quy định;

Nâng độ tuổi kết hôn: Nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi thay vì vừa bước qua tuổi 18 như quy định tại Luật Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật mới quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối nữ và với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên;

Không cấm kết hôn đồng giới: Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (khoản 2 Điều 8);

Cho phép mang thai hộ: Luật Hôn nhân và gia đình đã chính thức thừa nhận và cho phép mang thai hộ với mục đích nhân đạo (cụ thể từ Điều 93 đến Điều 98), song phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản;

Công việc nội trợ được coi như lao động có thu nhập: quy định rõ công việc nội trợ và các công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được xem như lao động có thu nhập;

Khi kết hôn: Quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn;

Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết ly hôn: từ ngày 01/01/2015, cha, mẹ, người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ;

Nghĩa vụ đối với con khi ly hôn: Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là từ đủ 9 tuổi trở lên), thì phải xem xét nguyện vọng của con.

II. Luật sư tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình

Lĩnh vực tư vấn

– Tư vấn pháp lý về xác lập quan hệ hôn nhân: Kiều kiện kết hôn; Tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài;

– Tư vấn thủ tục ly hôn: Ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài;Tư vấn các căn cứ cho ly hôn;

– Hủy hết hôn trái pháp luật;

– Tư vấn các vấn đền pháp lý về quan hệ giữa cha mẹ và con: Tư vấn về quyền nuôi con; Tư vấn các quy định về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn;Tư vấn về cấp dưỡng con khi ly hôn; Tư vấn thủ tục xin nhận con nuôi trong nước và có yếu tố nước ngoài, thủ tục xin nhận con ngoài giá thú;

– Tư vấn các vấn đền pháp lý về quan hệ tài sản của vợ chồng: Tư vấn nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản;Tư vấn thủ tục xác nhận tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp

Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền đối với các tranh chấp:

– Tranh chấp chia tài sản khi ly hôn;

– Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;

– Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn, về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

– Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;

– Tranh chấp về cấp dưỡng khi ly hôn và sau ly hôn.

Leave a Reply